Cấu tạo thang máy trục vít?
Thị trường hiện nay có các dòng thang máy phổ biến với các công nghệ là: công nghệ thủy lực, công nghệ cáp kéo và công nghệ trục vít. Trong đó, thang máy hoạt động dựa trên hệ thống trục vít hiện đại được đánh giá cao về hiệu quả vận hành, tính an toàn và trải nghiệm người dùng tốt.
Thang máy trục vít được được cấu thành từ 3 bộ phận chính là: Hệ thống trục vít, hệ động cơ và dây cu loa.
Có thể thấy, thang máy trục vít sẽ không có buồng máy (MRL) và có cấu tạo đơn giản nhất trong các dòng thang máy. Hơn nữa, công nghệ này không phải đào hố pit sâu nên rất được các nhà thầu lựa chọn để thi công.
Kích thước thang máy trục vít
Thang máy trục vít thường được sử dụng trong các biệt thự gia đình, chung cư mini, khách sạn nhỏ nên cần kích thước thang máy không quá lớn. Kích thước này còn phụ thuộc trực tiếp vào thực tế công trình và nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Đối với dòng thang máy này, khi lựa chọn kích thước thang máy quý khách cần lưu ý các điểm sau:
Kích thước sàn thang: là yếu tố quan trọng nhất. Chính là phần diện tích có thể đứng khi sử dụng thang máy.
Tải trọng: Thang trụ vít có các loại tải trọng khác nhau từ 200kg – 350kg – 450kg. Bạn cần cân nhắc từ số lượng người có thể di chuyển trong một lần vận chuyển của thang máy để quyết định trọng tải của thang.
Kích thước thông thủy: Với diện tích nhỏ hẹp, kỹ sư sẽ dự trù phương án dựng khung hố thang phù hợp để tối đa hóa kích thước thông thủy.
Công suất: Sẽ cho gia chủ biết chính xác lượng tiêu thụ điện trong 1 tháng gia đình để tính giá tiền phải trả.
Dòng điện: Giúp thang vận hành tốt thì chủ đầu tư phải được tư vấn cụ thể dòng điện thích hợp sử dụng cho dự án. Hiện tại có 2 nguồn điện sử dụng cho thang máy là điện 3 pha và 1 pha.
Chiều sâu hố pit: là phần diện tích cabin có thể chạm tới khi thang máy xuống đến tầng 1. Các loại thang máy trục vít hiện đại ngày nay có thể sử dụng thang máy không hố pit để phù hợp với các loại nhà cải tạo hoặc các công trình ngầm phía dưới.
Nguyên lý hoạt động của thang máy trục vít
Nguyên lý hoạt động của công nghệ trục vít là hoạt động theo nguyên lý ăn khớp. Khi trục vít quay, hệ thống bánh răng và dây cu loa hoạt động và giúp thống động cơ được vận hành lên xuống tùy nhu cầu.
Cụ thể là các vòng xoắn của bu lông và trục vít được thiết kế ăn khớp với nha. Khi động cơ điện bật lên, dây cu loa chuyển động làm cho bu lông xoay và làm cho hệ thống trục vít xoay theo, nhờ đó thang máy có thể di chuyển lên xuống nhẹ nhàng.
Một điểm đặc biệt của dòng thang máy này là có trang bị hệ thống hãm giúp giảm tốc độ an toàn khi thang máy bất ngờ gặp sự cố.
Ưu và hạn chế của thang máy trục vít hãng
Dựa vào đặc trưng về cấu tạo và trải nghiệm của người dùng đánh giá thang máy trục vít có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Ưu điểm :
Đầu tiên phải kể đến độ an toàn tuyệt đối: trang bị hệ thống phanh hãm tốc độ, pin tích điện, cửa mở tự động, bộ điều khiển nhạy bén xử lý các tình huống sự cố bất ngờ trong thang máy.
Phù hợp với nhiều công trình tầng thấp
Thời gian bảo trì lâu: từ 2-3 năm/ lần
Công nghệ trục vít có thể tích hợp hố thang bằng kính hoặc tấm thép nên thang máy không yêu cầu diện tích hố thang quá lớn
Không cần đặt phòng máy hay các trang thiết bị, máy kéo, tủ điện…làm tốn không gian diện tích vì đã được tích hợp trong giếng thang. Giúp phát huy tối đa số tầng trong nhà ở.
Tính thẩm mỹ cao, phát huy tối đa giá trị cũng như phong thủy của công trình xây dựng.
Hạn chế:
Giá thành cao hơn các dòng thang máy khác
Tốc độ di chuyển trung bình hiện nay của dòng thang máy gia đình này chỉ khoảng 9m/p. trong khi đó thang máy sử dụng cáp kéo có đối trọng tốc độ lên tới 24 mét/phút, dòng thang máy thủy lực thì tốc độ gấp hai lần thang máy trục vít là 18 mét/phút.
Gây ra tiếng ồn tương đối lớn do trục vít hoạt động
Thời gian bảo trì lâu nhưng chi phí bảo trì cao vì phải thay thế linh kiện.
Thang máy không phù hợp cho những công trình lớn
Như vậy, với cấu tạo và những ưu điểm, hạn chế trên có thể thấy, đây là một mẫu thang máy nhỏ gọn, tính ưu việt cao, nhà thầu có thể lựa chọn lắp đặt loại thang máy này cho tất cả các công trình có độ cao từ 6 tầng trở xuống.